9 điểm một môn chưa chắc đỗ ngành Báo chí: Vậy câu nói 'nhỏ không học lớn lên làm nhà báo' liệu còn đúng?
Câu nói: “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo”, có thể đây chỉ nói vui nói đùa hoặc có thể là nói thật cảm xúc. Nhưng quan điểm này đã ảnh hưởng lớn đến danh dự, uy tín của người làm báo nói riêng và ngành Báo chí nói chung.Điểm đầu vào ngành báo chí cao chót vót nhưng vẫn bị nói “Nhỏ không học, lớn làm nhà báo”
Không chỉ đào tạo kiến thức nghiệp vụ, các trường đào tạo Báo chí - truyền thông còn giáo dục kiến thức xã hội và kỹ năng mềm cho sinh viên, nhất là kỹ năng phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp xã hội,...Do đó, đội ngũ lao động Báo chí có đầy đủ “Tâm”, “Tài”, “Đức” và trách nhiệm đối với xã hội. Vì vậy, định kiến “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo” có đúng không? Đằng sau câu nói ấy mang ý nghĩa gì?
Định kiến “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo” có phải là phiến diện?
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, sự xuất hiện mạng xã hội, nhiều người thường xuyên xem thông tin trên các nền tảng số, trang báo mạng điện tử thay vì báo in như trước. Do đó, Báo chí - truyền thông cũng được “số hóa” để đổi mới và phát triển giữ chân người dùng. Nắm bắt điều kiện xã hội, có quá nhiều các cơ quan báo chí được ra đời, các trang tin được thành lập, sản xuất dày đặc sản phẩm báo chí.Đồng nghĩa với việc, có các trang tin tức thực sự mang tin hay đến cho bạn đọc, nhưng có nhiều cơ quan lại ra đời chỉ với mục đích vật chất và thương mại, vậy nên các bài viết được đưa lên cũng có chủ đề và nội dung mang tính chất "câu view", "giật tít". Người ta thường gọi đó là báo lá cải.
Tin giả là một trong những nguyên nhân tạo ra cái nhìn phiến diện về nghề báo |
Thành ra, nhiều cơ quan báo chí khai thác thị trường truyền thông, quảng cáo để tạo ra lợi nhuận kinh tế. Từ đó dẫn đến tình trạng “nhà báo” không phân định rõ ràng giữa vật chất và lương tâm. Vậy nên, cái quan niệm “nhỏ không học lớn lên làm nhà báo” bắt đầu hình thành, để nhằm chế giễu một bộ phận người hoạt động Báo chí chưa có trách nhiệm và trình độ nhất định về chuyên môn.
Cũng cần nhìn nhận một góc độ khác ở câu nói “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo”
Xét ở góc độ khác, với một quan điểm tích cực, câu nói: “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo” mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi đặc thù của lao động nhà báo là trải nghiệm, sống và cảm nhận với những mảnh đời khác. Do đó, tính lý luận trong hệ thống đào tạo của các trường đại học giúp Nhà Báo có thế giới quan toàn diện, nhưng không thể giúp họ có những góc nhìn thực tế đằng sau khóc khuất của đời sống.Nền báo chí nước ta, có rất nhiều “cây gạo cội”, những nhà báo giỏi, nổi tiếng, có tài, có tâm, có tầm ảnh hưởng thực sự,... Họ vốn không phải là một sinh viên trường báo hoặc xuất phát điểm không hề được đào tạo chính quy từ những ngôi trường của nghề báo. Từ sự chứng kiến, sống chung với những số phận bất hạnh, đau khổ, họ đã phản ánh hiện thực bằng chính ngòi lương tâm của mình.
Nhiều nhà báo xuất phát từ các nghề khác nhau như nghề điện, nghề luật,...Thế nhưng, họ lại có điểm chung là nhân duyên đến với nghề báo. Qua những năm tháng lăn lội với nghề, chứng kiến biết bao số phận, biết bao mảnh đời và họ trở thành những nhà báo giỏi lúc nào không hay.
Về nghề báo , chưa có quy định cụ thể nào về việc bạn phải học các chuyên ngành báo chí mới có thể trở thành phóng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí. Vì thế mà nhiều người cho rằng quá dễ dàng để có thể “trở thành nhà báo”. Và hơn thế nữa là bộ phận nhà báo lợi dụng chức vụ vì lợi ích cá nhân đã khiến cho công chúng bức xúc và hình thành định kiến “Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo”.
Để trở thành một nhà báo có đầy đủ Tâm - Tài - Đức đòi hỏi khá nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ. Mà những kỹ năng này, dường như không có trường học có thể truyền tải, trang bị cho sinh viên. Vì thế, tất cả những người làm báo, họ phải đánh đổi sự cống hiến, sự đam mê, sự nỗ lực và trải qua nhiều năm tháng mới có thể tìm kiếm cho mình hành trang về kỹ năng và kinh nghiệm.
BÌNH LUẬN (0)