Dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương - Tạp Chí Kinh Doanh 24H
/

Dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương

CHAPEAU: Chuỗi sự kiện của vòng thi The Idea - Ý tưởng độc bản trên hành trình tìm kiếm Nhà Truyền Thông Tài Ba.

IC Master 2023 đã chính thức khép lại với Mastertalk #3: Dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương. Tại buổi trò chuyện này, diễn giả Cao Tuấn Ninh - MC/BTV Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển đã chia sẻ với các đội thi về hành trình truyền thông quảng bá địa phương trong thời đại mới.

MC/BTV Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển - Cao Tuấn Ninh xuất hiện với tư cách diễn giả Mastertalk #3 tại IC Master 2023

Câu chuyện của những chuyến đi đầu tiên

Chia sẻ về động lực để chinh phục các vùng đất ở độ tuổi còn rất trẻ, anh Tuấn Ninh cho biết từ cấp 2 anh đã có niềm đam mê đi xe đạp đến các huyện lân cận, tuy nhiên phải đến năm hai đại học, nam BTV mới có thể dành thời gian cuối tuần để trải nghiệm cuộc sống tại một tỉnh thành nhất định. Mỗi lần có cơ hội đặt chân đến các mảnh đất mới, anh thường chú ý quan sát truyền thống văn hóa cũng như các thành phần dân tộc đặc trưng tại nơi đây. Thế rồi càng đi, anh lại càng học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa và những hành trình mới cứ vậy mà tiếp tục thành hình. Chàng phượt thủ tâm niệm: "Tuổi trẻ chỉ có một lần, chúng ta phải trải nghiệm và học hỏi thật nhiều để chuẩn bị cho hành trang sau này trong cuộc sống của bản thân".



Việt Nam lấp lánh qua lăng kính của người sáng tạo nội dung số

Xuyên suốt buổi chia sẻ, nam BTV quê Yên Bái nhấn mạnh: trong bối cảnh nhà nhà làm truyền thông, để khiến nội dung của mình trở nên khác biệt, các nhà sáng tạo trước tiên cần xác định được mục tiêu mà mình muốn hướng tới, từ đó xây dựng chiến lược thực hiện đồng thời liên hệ sự giúp đỡ từ các chuyên gia, sau đó mới bắt tay hoạch định kế hoạch truyền thông nhằm khắc họa rõ nét nhất vẻ đẹp của địa phương qua nhiều góc nhìn. Với anh Tuấn Ninh, anh nhận rằng bản thân may mắn khi tích lũy được ba góc nhìn về một vùng đất: một phượt thủ tràn đầy nhiệt huyết, một người dân đang trải nghiệm cuộc sống tại địa phương và một nhà báo đang công tác tại Ban Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển. Chính những vai trò khác nhau đó đã giúp anh tạo ra được những sản phẩm truyền thông có sức hút và hướng đến nhiều đối tượng công chúng nhất có thể.

Hơn thế nữa, lúc bắt tay xây dựng kế hoạch truyền thông quảng bá địa phương, điều khó nhất là phải làm sao tôn lên được nét đẹp không đâu có được của quê hương xứ sở. Qua đó, nam BTV đưa ra một vài gợi ý cho những nhà sáng tạo về việc lên ý tưởng truyền thông bằng cách sử dụng các công cụ và nguồn tham khảo thông tin đa dạng từ báo đài địa phương, người dân bản địa và lãnh đạo từng vùng miền. Đặc biệt, nhà báo Tuấn Ninh còn gợi ý cho đội thi về thông điệp mà các nhà truyền thông nên cài cắm trong đề án truyền thông của mình, đó là hãy cùng chung tay giúp đỡ bà con thoát nghèo, tạo sinh kế cho người dân.



Nhưng hiểu địa phương thôi là chưa đủ, MC/BTV Tuấn Ninh khẳng định giữa vô vàn kênh truyền thông như hiện nay, các nhà truyền thông tài ba tương lai còn cần phải tạo được điểm riêng biệt cho mình thì mới có thể cạnh tranh và thu hút khán giả. Tâm sự về hành trình xây dựng kênh Facebook cá nhân đạt gần 1 triệu người theo dõi, anh kể sau khi rời bỏ thành phố với công việc ở Bộ Tư Pháp để lên núi sống, anh đã cùng các bạn xây dựng một mô hình du lịch cắm trại ở quê hương Yên Bái. Trải qua 8 tháng miệt mài chăm chút cùng câu chuyện truyền thông độc đáo, mô hình đã được các cơ quan thông tấn, báo chí biết đến. Nhờ vậy, mô hình du lịch cắm trại của anh đã may mắn được xuất hiện trong phóng sự 16 số của VTV, Đài truyền hình Quốc hội, Đài truyền hình Nhân dân, góp phần giúp tăng lượng khách du lịch tại địa phương và mang lại nhiều công việc hơn cho người dân Yên Bái.

Cách lưu giữ nét đẹp chân thật và nguyên sơ của địa phương qua truyền thông

Song dù nỗ lực khai thác các giá trị của tỉnh thành để tạo nên một câu chuyện truyền thông thú vị và mới, diễn giả Tuấn Ninh cũng lưu ý các đội thi cần phải giữ được nét chân thật, nguyên sơ của từng địa phương. Để làm được điều ấy, các nhà truyền thông cần khai thác thật chi tiết về các loại sản phẩm, văn hóa và cả những vấn đề còn tồn đọng của miền đất ấy. Ví dụ như anh đã từng bảo vệ thành công sản phẩm OCOP 4 sao (sản phẩm trà) của dân tộc người Mông bằng cách hoàn thiện chứng chỉ cho bà con: đơn hàng quốc tế, bộ máy vận hành, quy trình, kế toán,... Những điều này đã giúp cho người dân bản địa có thể làm việc lâu dài và vận hành hiệu quả.

Bên cạnh đó, diễn giả còn nhắc nhở các bạn trẻ cần chú ý về sự khác biệt giữa truyền thông marketing doanh nghiệp và truyền thông quảng bá địa phương. Anh nói rằng truyền thông marketing doanh nghiệp với bản chất để làm kinh tế và kiếm ra lợi nhuận cho công ty ấy còn truyền thông quảng bá địa phương là quảng bá các giá trị của tỉnh thành để vùng miền đó được nhiều người biết tới, thu hút nhiều khách du lịch hơn.



Hy vọng rằng, với phần chia sẻ của anh về Hành trình đi tìm dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương, các đội thi vòng The Idea sẽ kiến tạo những đề án thật hay và đem tới những ý tưởng xuất sắc.

BÌNH LUẬN (0)

Hình ảnh chủ đề của Mae Burke

Dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương

CHAPEAU: Chuỗi sự kiện của vòng thi The Idea - Ý tưởng độc bản trên hành trình tìm kiếm Nhà Truyền Thông Tài Ba. IC Master 2023 đã chính thứ...

CHAPEAU: Chuỗi sự kiện của vòng thi The Idea - Ý tưởng độc bản trên hành trình tìm kiếm Nhà Truyền Thông Tài Ba.

IC Master 2023 đã chính thức khép lại với Mastertalk #3: Dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương. Tại buổi trò chuyện này, diễn giả Cao Tuấn Ninh - MC/BTV Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển đã chia sẻ với các đội thi về hành trình truyền thông quảng bá địa phương trong thời đại mới.

MC/BTV Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển - Cao Tuấn Ninh xuất hiện với tư cách diễn giả Mastertalk #3 tại IC Master 2023

Câu chuyện của những chuyến đi đầu tiên

Chia sẻ về động lực để chinh phục các vùng đất ở độ tuổi còn rất trẻ, anh Tuấn Ninh cho biết từ cấp 2 anh đã có niềm đam mê đi xe đạp đến các huyện lân cận, tuy nhiên phải đến năm hai đại học, nam BTV mới có thể dành thời gian cuối tuần để trải nghiệm cuộc sống tại một tỉnh thành nhất định. Mỗi lần có cơ hội đặt chân đến các mảnh đất mới, anh thường chú ý quan sát truyền thống văn hóa cũng như các thành phần dân tộc đặc trưng tại nơi đây. Thế rồi càng đi, anh lại càng học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa và những hành trình mới cứ vậy mà tiếp tục thành hình. Chàng phượt thủ tâm niệm: "Tuổi trẻ chỉ có một lần, chúng ta phải trải nghiệm và học hỏi thật nhiều để chuẩn bị cho hành trang sau này trong cuộc sống của bản thân".



Việt Nam lấp lánh qua lăng kính của người sáng tạo nội dung số

Xuyên suốt buổi chia sẻ, nam BTV quê Yên Bái nhấn mạnh: trong bối cảnh nhà nhà làm truyền thông, để khiến nội dung của mình trở nên khác biệt, các nhà sáng tạo trước tiên cần xác định được mục tiêu mà mình muốn hướng tới, từ đó xây dựng chiến lược thực hiện đồng thời liên hệ sự giúp đỡ từ các chuyên gia, sau đó mới bắt tay hoạch định kế hoạch truyền thông nhằm khắc họa rõ nét nhất vẻ đẹp của địa phương qua nhiều góc nhìn. Với anh Tuấn Ninh, anh nhận rằng bản thân may mắn khi tích lũy được ba góc nhìn về một vùng đất: một phượt thủ tràn đầy nhiệt huyết, một người dân đang trải nghiệm cuộc sống tại địa phương và một nhà báo đang công tác tại Ban Báo Điện từ, Báo Dân tộc và Phát triển. Chính những vai trò khác nhau đó đã giúp anh tạo ra được những sản phẩm truyền thông có sức hút và hướng đến nhiều đối tượng công chúng nhất có thể.

Hơn thế nữa, lúc bắt tay xây dựng kế hoạch truyền thông quảng bá địa phương, điều khó nhất là phải làm sao tôn lên được nét đẹp không đâu có được của quê hương xứ sở. Qua đó, nam BTV đưa ra một vài gợi ý cho những nhà sáng tạo về việc lên ý tưởng truyền thông bằng cách sử dụng các công cụ và nguồn tham khảo thông tin đa dạng từ báo đài địa phương, người dân bản địa và lãnh đạo từng vùng miền. Đặc biệt, nhà báo Tuấn Ninh còn gợi ý cho đội thi về thông điệp mà các nhà truyền thông nên cài cắm trong đề án truyền thông của mình, đó là hãy cùng chung tay giúp đỡ bà con thoát nghèo, tạo sinh kế cho người dân.



Nhưng hiểu địa phương thôi là chưa đủ, MC/BTV Tuấn Ninh khẳng định giữa vô vàn kênh truyền thông như hiện nay, các nhà truyền thông tài ba tương lai còn cần phải tạo được điểm riêng biệt cho mình thì mới có thể cạnh tranh và thu hút khán giả. Tâm sự về hành trình xây dựng kênh Facebook cá nhân đạt gần 1 triệu người theo dõi, anh kể sau khi rời bỏ thành phố với công việc ở Bộ Tư Pháp để lên núi sống, anh đã cùng các bạn xây dựng một mô hình du lịch cắm trại ở quê hương Yên Bái. Trải qua 8 tháng miệt mài chăm chút cùng câu chuyện truyền thông độc đáo, mô hình đã được các cơ quan thông tấn, báo chí biết đến. Nhờ vậy, mô hình du lịch cắm trại của anh đã may mắn được xuất hiện trong phóng sự 16 số của VTV, Đài truyền hình Quốc hội, Đài truyền hình Nhân dân, góp phần giúp tăng lượng khách du lịch tại địa phương và mang lại nhiều công việc hơn cho người dân Yên Bái.

Cách lưu giữ nét đẹp chân thật và nguyên sơ của địa phương qua truyền thông

Song dù nỗ lực khai thác các giá trị của tỉnh thành để tạo nên một câu chuyện truyền thông thú vị và mới, diễn giả Tuấn Ninh cũng lưu ý các đội thi cần phải giữ được nét chân thật, nguyên sơ của từng địa phương. Để làm được điều ấy, các nhà truyền thông cần khai thác thật chi tiết về các loại sản phẩm, văn hóa và cả những vấn đề còn tồn đọng của miền đất ấy. Ví dụ như anh đã từng bảo vệ thành công sản phẩm OCOP 4 sao (sản phẩm trà) của dân tộc người Mông bằng cách hoàn thiện chứng chỉ cho bà con: đơn hàng quốc tế, bộ máy vận hành, quy trình, kế toán,... Những điều này đã giúp cho người dân bản địa có thể làm việc lâu dài và vận hành hiệu quả.

Bên cạnh đó, diễn giả còn nhắc nhở các bạn trẻ cần chú ý về sự khác biệt giữa truyền thông marketing doanh nghiệp và truyền thông quảng bá địa phương. Anh nói rằng truyền thông marketing doanh nghiệp với bản chất để làm kinh tế và kiếm ra lợi nhuận cho công ty ấy còn truyền thông quảng bá địa phương là quảng bá các giá trị của tỉnh thành để vùng miền đó được nhiều người biết tới, thu hút nhiều khách du lịch hơn.



Hy vọng rằng, với phần chia sẻ của anh về Hành trình đi tìm dấu ấn truyền thông trong quảng bá nét đẹp địa phương, các đội thi vòng The Idea sẽ kiến tạo những đề án thật hay và đem tới những ý tưởng xuất sắc.

Đọc nhiều trong tuần